Phác đồ điều trị viêm tiểu phế quản nhẹ, trung bình, nặng ở trẻ nhỏ

Phác đồ điều trị viêm tiểu phế quản Nhi khoa

Viêm tiểu phế quản là bệnh lý đường hô hấp thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Triệu chứng viêm tiểu phế quản ở trẻ em rất đa dạng. Vì vậy cần có phác đồ điều trị viêm tiểu phế quản chính xác.

Trẻ viêm tiểu phế quản có phải nằm viện không?Trẻ viêm tiểu phế quản có phải nằm viện không?

Viêm tiểu phế quản (VTQP) ở Nhi khoa có 3 cấp độ đó là: viêm tiểu phế quản nhẹ, viêm tiểu phế quản trung bình và viêm tiểu phế quản nặng. Tùy theo tình trạng bệnh mà Y sĩ đa khoa cần áp dụng phác đồ điều trị khác nhau:

Phác đồ điều trị viêm tiểu phế quản nhẹ

Y sĩ đa khoa chỉ tại mục kiến thức Y học lâm sàng phác đồ điều trị viêm tiểu phế quản nhẹ cho trẻ như sau:

  • Không chỉ định kháng sinh, thuốc dãn phế quản, corticoids.
  • Giai đoạn viêm tiểu phế quản nhẹ Y sĩ chỉ cần điều trị triệu chứng:
    • Thông thoáng đường thở, nhỏ mũi thường xuyên.
    • Tiếp tục cho trẻ ăn/bú bình thường, chia lượng sữa/thức ăn ra nhiều bữa nhỏ.
    • Cho trẻ uống nước nhiều.
    • Hạ sốt (trường hợp có).
    • Chỉ dùng thuốc giảm ho an toàn, không chứa antihistamins cũng như những chất có thể có tác dụng phụ quan trọng khác.
  • Hướng dẫn những triệu chứng nặng cần đến khám lại ngay.
  • Tái khám sau 2 ngày.

Phác đồ điều trị viêm tiểu phế quản trung bình

Điều trị hỗ trợ hô hấp

  • Thông thoáng đường thở, hút đờm nhớt thường xuyên.
  • Nằm đầu cao.
  • Thuốc dãn phế quản (β2 agonists):
    • Thuốc dãn phế quản có hiệu quả không hằng định.
    • Khi bệnh nhi có khò khè kèm khó thở co lõm ngực, có thể cho Salbutamol khí dung 2 lần cách nhau 20 phút và cần phải đánh giá đáp ứng sau 1 giờ:
  • Trường hợp có đáp ứng sau 1 giờ: có thể dùng tiếp.
  • Trường hợp không có đáp ứng: không cần dùng tiếp.
  • Liều lượng: Salbutamol: 0,15 mg/kg/lần (tối thiểu: 1,5 mg, tối đa: 5 mg/lần).
  • Nước muối ưu trương 3%: pha chung với thuốc giãn phế quản (Salbutamol) phun khí dung.

  Cung cấp đủ nước – điện giải – dinh dưỡng

  • Tiếp tục cho ăn uống, bú, nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, giảm số lượng mỗi lần bú, tăng số lần bú để vẫn bảo đảm đủ năng lượng cho trẻ.
  • Chú ý trường hợp trẻ thở nhanh > 60 lần/phút cần cho bú cẩn thận vì nguy cơ hít sặc cao.

  Kháng sinh

  • Tuy kháng sinh không rút ngắn diễn tiến bệnh thì cần điều trị kháng sinh như viêm phổi do vi trùng đối với những nước đang phát triển do: nhiều yếu tố nguy cơ kết hợp nhiễm trùng do VT, không có triệu chứng đặc hiệu giúp phân biệt tác nhân Siêu vi/Vi trùng (LS, CLS), không có điều kiện cách ly.
  • Kháng sinh được lựa chọn ban đầu như trong trường hợp viêm phổi do vi trùng.

Trẻ viêm tiểu phế quản dùng kháng sinh như thế nào?Trẻ viêm tiểu phế quản dùng kháng sinh như thế nào?

Corticoids

  • Không chỉ định rộng rãi Corticoids trong mọi trường hợp VTPQ trung bình.
  • Chỉ chỉ định trong trường hợp nghi ngờ suyễn hoặc trong trường hợp có suy hô hấp.
  • Liều lượng: Prednison: 1–2 mg/kg/ngày (bệnh nhi còn uống được), hoặc Hydrocortison: 5 mg/kg/lần (TMC) mỗi 6 giờ, hoặc Dexamethason: 0,15 mg/kg/lần mỗi 6 – 8 giờ.
  • Những loại Corticoids khí dung chưa được khuyến cáo dùng.

Phác đồ điều trị viêm tiểu phế quản nặng

Bên cạnh phác đồ điều trị như VTPQ trung bình như trên thì Y sĩ trung cấp cần cho trẻ nằm phòng cấp cứu hay khoa hồi sức tích cực, cần theo dõi sát mạch, nhịp thở, SpO2, khí máu động mạch.

Hỗ trợ hô hấp: thở oxy, giúp thở tùy mức độ suy hô hấp

  • Thở oxy ẩm qua canuyn chỉ định khi:
    • Tím tái.
    • Thở nhanh > 70 lần/phút, co lõm ngực nặng.
    • Rên rỉ.
    • Bỏ bú hay bú kém.
    • Thở oxy sao cho SaO2 đạt được > 90%, tốt nhất > 95%.
  • Chỉ định thở Máy áp lực dương liên tục:
    • Vẫn còn tím tái khi thở oxy với FiO2 = 40%.
    • Thở nhanh >70 lần/phút dù đang thở oxy.
    • Có hình ảnh xẹp phổi trên X-quang.

Sau khi phun khí dung Salbutamol tình trạng lâm sàng không cải thiện, thì Y sĩ có thể xem xét dùng thêm khí dung Adrenalin 1‰ liều lượng 0,4- 0,5 ml/kg/lần tối đa 5ml.

Cung cấp đủ nước – điện giải – dinh dưỡng

  • Chỉ định nuôi ăn qua sonde dạ dày khi:
    • Thở nhanh trên 70 – 80 lần/phút.
    • Nôn ói liên tục trường hợp ăn uống bằng đường miệng.
    • Khi trẻ ăn uống/bú mà SpO2 giảm dưới 90% dù có thở Oxy.
    • Kém phối hợp những động tác nút – nuốt – hô hấp, tăng rõ rệt công hô hấp khi ăn uống/bú.
  • Chỉ định truyền dịch – nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch: khi trẻ có mất nước, hoặc khi nuôi ăn bằng đường tiêu hóa chỉ có thể cung cấp được không quá 80 ml/kg/ngày.

Thông tin về Phác đồ điều trị viêm tiểu phế quản nhi khoa tại Ysidakhoa chỉ mang tính chất tham khảo. Không áp dụng vào Lâm sàng Nhi khoa khi chưa có kiến thức chuyên môn!

Nguồn Y khoa:  634/QĐ – TCCB Bệnh viện Nhi Trung ương về điều trị VTQP Nhi khoa

Ysidakhoa.net – Trường Trung cấp Y khoa Pasteur tổng hợp chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *