Phác đồ điều trị Covid-19: Dự phòng biến chứng
Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 thì vấn đề dự phòng một số biến chứng do bệnh viêm đường hô hấp cấp gây ra được quan tâm hàng đầu sau việc cấp cứu và điều trị cho người bệnh covid-19!
- Phác đồ điều trị Covid 19 cập nhật: Điều trị suy hô hấp ở bệnh nhân mắc Covid 19
- Phác đồ điều trị Covid 19 cập nhật 29/07/2020 – Bộ Y Tế: Về việc điều trị sốc nhiễm trùng ở bệnh nhân mắc Covid 19
- Triệu chứng nhiễm virus Corona (nCoV) là gì?
- Hội chứng suy hô hấp cấp nặng (SARS ) nguy hiểm như thế nào?
Chăm sóc bệnh nhân Covid cần lưu ý biến chứng gì?
Theo một số chuyên gia Y tế tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, trong quá trình chăm sóc và hỗ trợ bác sĩ điều trị, Y sĩ đa khoa cần quan tâm đến vấn đề dự phòng của Covid-19.
Với một số trường hợp nặng điều trị tại một số đơn vị hồi sức tích cực, cần dự phòng một số biến chứng hay gặp sau:
Viêm phổi liên quan tới thở máy
Áp dụng và tuân thủ gói dự phòng viêm phổi liên quan tới thở máy:
- Nên đặt ống nội khí quản đường miệng.
- Đặt người bệnh nằm tư thế đầu cao 30-45 độ.
- Vệ sinh răng miệng.
- Dùng hệ thống hút kín, định kỳ làm thoát nước đọng trong dây máy thở.
- Dùng bộ dây máy thở mới cho mỗi bệnh nhân; chỉ thay dây máy thở khi bẩn hoặc hư hỏng trong khi người bệnh đang thở máy.
- Thay bình làm ấm/ẩm khi bị hỏng, bẩn, hoặc sau mỗi 5-7 ngày.
Dự phòng huyết khối tĩnh mạch
- Người lớn hoặc trẻ lớn nhập viện, dùng Heparine trọng lượng phân tử thấp, (liều lượng theo lứa tuổi và cân nặng) tiêm dưới da, 2 lần/ngày trường hợp không có chống chỉ định.
- Trường hợp có chống chỉ định; dùng một số biện pháp cơ học.
- Theo dõi bệnh nhân COVID-19 trên Y học lâm sàng đối với trường hợp có một số dấu hiệu nghi ngờ tắc mạch như đột quỵ, tắc mạch sâu, nhồi máu phổi, hội chứng vành cấp. Trường hợp có một số dấu hiệu nghi ngờ, cần áp dụng một số biện pháp chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Nhiễm trùng máu liên quan tới đường truyền trung tâm
- Dùng bảng kiểm để theo dõi áp dụng một số gói dự phòng khi đặt đường truyền và chăm sóc đường truyền trung tâm. Rút đường truyền trung tâm khi không cần thiết.
Loét do tỳ đè
- Y sĩ đa khoa trung cấp, Điều dưỡng chăm sóc cần xoay trở người bệnh thường xuyên
Viêm loét dạ dày do stress và xuất huyết tiêu hóa
- Cho ăn qua đường tiêu hóa sớm (trong vòng 24-48 giờ sau nhập viện) – Dùng thuốc kháng H2 hoặc ức chế bơm proton cho những người bệnh có nguy cơ xuất huyết tiêu hóa như thở máy ≥ 48 giờ, rối loạn đông máu, điều trị thay thế thận, có bệnh gan, nhiều bệnh nền kèm theo, và suy chức năng đa cơ quan.
Dự phòng huyết khối tĩnh mạch cho bệnh nhân covid-19
Yếu cơ liên quan tới điều trị hồi sức
- Khi có thể, tích cực cho vận động sớm trong quá trình điều trị.
Một số đối tượng đặc biệt cần chú ý quan tâm
Phụ nữ mang thai:
Khi nghi ngờ hoặc khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 cần được điều trị theo một số biện pháp như trên, tuy nhiên cần chú ý tới những thay đổi sinh lý khi mang thai.
Người cao tuổi.
Người cao tuổi với một số bệnh lý nền kèm theo tăng nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong. Chăm sóc và điều trị cần phối hợp một số chuyên khoa, cần chú ý tới những thay đổi sinh lý ở người cao tuổi, cũng như tương tác thuốc trong quá trình điều trị.
Nguồn: Bộ Y tế
Được Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur tổng hợp và chia sẻ